10 điều mẹ bầu cần biết về nguy cơ sảy thai

0
516

Mang thai là điều tuyệt vời nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như nguy cơ sảy thai khá thường gặp. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết về nguy cơ sảy thai để kiểm soát sức khỏe khi mang thai.

Sảy thai không phải do lỗi ở người mẹ

Hầu hết các trường hợp sảy thai tự phát xảy ra do bất thường về nhiễm sắc thể khi thụ tinh và không thể thay đổi hoặc dự đoán trước. Các bác sĩ cũng khó có thể ngăn ngừa tình trạng sảy thai trong 3 tháng đầu. Vì vậy, việc người phụ nữ mang thai rồi sảy thai tự nhiên hoàn toàn không phải lỗi của người mẹ.

Có nhiều triệu chứng sảy thai khác nhau

Các triệu chứng sảy thai có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Trong một số trường hợp đặc biệt, người phụ nữ bị sảy thai nhanh đến mức thậm chí không biết mình có thai.

Một vài triệu chứng sảy thai phổ biến có thể kể đến như: đau bụng dưới, đau tức ngực, dịch nhờn tiết ra từ âm đạo, chuột rút,…

Triệu chứng sảy thai khác nhau

Mẹ bầu có thể không biết mình đã sảy thai

Một số trường hợp sảy thai không có triệu chứng cụ thể bên ngoài, thường được phát hiện qua siêu âm hoặc khám thai định kỳ.

Sảy thai có thể mất vài ngày

Nếu sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người phụ nữ có thể không nhận biết được ngay các triệu chứng, nên trong nhiều trường hợp, khi triệu chứng xảy ra thì thai nhi đã không còn sự sống.

Sảy thai thường xảy ra sớm trong thai kỳ

Phần lớn các trường hợp sảy thai xảy ra trước tuần thứ 20, đặc biệt là trước mốc 12 tuần. Sảy thai xảy ra sau 20 tuần được gọi là thai chết lưu.

Sảy thai thường xảy ra sớm trong thai kỳ

Nguy cơ sảy thai nhiều lần tương đối thấp

Khả năng sảy thai nhiều lần tương đối thấp, nhiều phụ nữ vẫn có thể sinh 1 hoặc nhiều con trở lên sau lần sảy thai trước đó.

Nếu bị sảy thai lần thứ hai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia để xem xét nguyên nhân và tìm hiểu xem tình trạng đó có thể tái diễn hay không.

Sau sảy thai khả năng sinh sản thay đổi

Rất khó để biết khi nào khả năng sinh sản ở phụ nữ đã từng sảy thai có thể quay trở lại. Một số phụ nữ sẽ rụng trứng sau khi sảy thai 2 tuần, trong khi có những người phải đợi đến 3 tháng mới có kinh nguyệt trở lại. Trong trường hợp không muốn mang thai, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ.

Sau sảy thai khả năng sinh sản thay đổi

Cân nặng có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai

Nếu cân nặng của bạn nằm ngoài ngưỡng bình thường, nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ. Khi mẹ quá gầy hoặc thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường, béo phì thì nguy cơ sảy thai rất cao.

Đồng thời, sức khỏe yếu cũng khiến mẹ dễ mệt mỏi khi mang thai, bị rối loạn nồng độ hormone và dễ dẫn đến sảy thai.

Đau buồn sau sảy thai

Sảy thai là tình trạng ngoài ý muốn nhưng khi nó đã xảy ra. Mẹ bầu cần được quan tâm, điều trị tâm lý để tránh căng thẳng vì mất con. Cho nên, sự có mặt của bạn bè, gia đình trong giai đoạn này thực sự quan trọng có thể chăm sóc, an ủi họ.

Theo đó, chị em nên ra ngoài thường xuyên để hít thở không khí trong lành, đồng thời kết hợp đi bộ, tập yoga, thiền để vơi đi nỗi đau. Nhiều gia đình có thể đi du lịch, gặp gỡ bạn bè để giải tỏa tâm trạng.

Đau buồn sau sảy thai

Trường hợp cần cấp cứu

Nếu có những triệu chứng sau đây khi mang thai, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:

Chảy máu: Ra máu, đau quặn bất thường là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai và có thể kéo dài đến 2 tuần. Sau đó lượng máu ra sẽ giảm dần và tiếp tục ra thêm 1-2 tuần nữa. Trong một số trường hợp, chảy máu chỉ kéo dài vài giờ.

Đau bụng: Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân nhưng khi cảm thấy đau liên tục hoặc đau bụng âm ỉ thì nên đi khám và siêu âm ngay.

Nghi ngờ mang thai ngoài tử cung: Đây là trường hợp cần cấp cấp vì có thể gây tử vong, việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ vỡ và chảy máu trong.

Với những thông tin trên, mong rằng sẽ cung cấp thêm cho phụ nữ những điều cần biết về nguy cơ sảy thai, cũng như các triệu chứng nguy cấp khi mang thai để kịp thời điều trị.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here