Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên tắm vòi sen và không nên sử dụng bồn tắm, vì ngâm trong bồn tắm quá lâu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với nhiệt độ nước khi tắm, mẹ bầu nên tắm nước ấm, nhiệt độ khoảng từ 34 – 35 độ C. Thời gian tắm trong khoảng từ 10-15 phút.
Nếu nước tắm quá nóng, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng cao khiến nhiệt độ túi ối tăng lên và ảnh hưởng xấu đến hô hấp của thai nhi. Nếu nước tắm quá lạnh, bà bầu dễ bị cảm lạnh, căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu, việc tiếp xúc với lạnh đột ngột dễ gây co mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Ngoài ra, nhiều bà bầu thường cho rằng thời điểm tắm thoải mái nhất là khi mệt mỏi nên nhiều người có thói quen tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong nước. Điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé.
Bởi trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, cổ tử cung dần ngắn lại nên sức đề kháng của âm đạo đối với vi khuẩn giảm dẫn đến viêm nhiễm, nhất là khi bà bầu ngâm mình trong nước, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn từ nước bẩn xâm nhập vào tử cung.
Những lưu ý khi tắm gội với bà bầu
Các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên ngồi xổm hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu khi ngồi sẽ ảnh hưởng đến phần dưới tử cung.
Nếu có thể, tốt nhất bạn nên ra cửa hàng để gội đầu khi mang thai, đặc biệt nếu bụng bạn quá to, hoặc bạn có thể gội đầu tại nhà nhưng nhờ người khác gội giúp lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, khi mang thai, nhiều bà bầu thích tắm bồn vì việc này có thể giúp cơ thể thư giãn, cảm thấy thoải mái, loại bỏ mệt mỏi. Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, nhiệt độ nước quá cao khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu cung cấp lên não không đủ, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Nên tắm trong thời gian ngắn nhất có thể, tối đa 15 phút.
Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu chỉ nên tắm vòi sen và không sử dụng bồn tắm, vì ngâm trong bồn tắm quá lâu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi, và có nguy cơ sinh non.