Bà bầu ăn dưa muối được không? Những lưu ý không thể bỏ qua

0
604

Dưa chua là món ăn kèm rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn dưa chua, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng của dưa muối

Dưa chua được muối với nhiều loại rau, trong đó phổ biến nhất là lá cải (cải bẹ xanh, cải cay) có chứa Protid, Glucid, Lipid, Celulose, Carotene, Vitamin C, Axit amin và các nguyên tố Canxi và Sắt. Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85,6g nước; 1,7g Protid; 2,3g chất xơ; 2,3g Axit Lactic; 3,4g tro và có khả năng sinh nhiệt 16 calo/100g.

Vì có thành phần chính là các loại rau xanh nên dưa muối cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Bà bầu ăn dưa muối không chỉ giúp ngon miệng mà còn cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Thành phần dinh dưỡng của dưa muối

Tác hại thường gặp khi bà bầu ăn dưa muối

Vì để làm dưa chua phải trải qua quá trình lên men, tạo thành axit lactic nên nhiều bà bầu không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, bà bầu không cần phải kiêng hoàn toàn dưa muối vì chúng không liên quan gì đến quá trình “hậu sản”. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa muối, đặc biệt là dưa xổi, dưa còn xanh.

Bởi vì, trong những ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit khiến nồng độ nitrit tăng cao – chất này rất có hại cho sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, khi nitrit trong dưa kết hợp với gốc amin trong thịt cá có thể tạo thành nitrosamine – một trong những chất gây ung thư. Nếu bà bầu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.

Nếu bà bầu ăn dưa dưa muối đã quá chua, để lâu hoặc không hợp vệ sinh có thể bị đau bụng, táo bón… Điều này không tốt cho bà bầu vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non.

Tác hại thường gặp khi bà bầu ăn dưa muối

Những lưu ý khi bà bầu ăn dưa muối

Bà bầu cần tránh ăn các loại dưa muối đã quá chua, có váng đen hoặc trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn nấm mốc bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, bà bầu bị huyết áp cao, bệnh thận, đau dạ dày cũng không nên ăn dưa muối. Vì chúng chứa nhiều muối và men tiêu hóa cao nên có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho cơ thể.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt nhất mẹ bầu nên tự muối dưa thay vì mua ngoài chợ. Để tránh hư hỏng, trước khi muối dưa, bạn cần rửa sạch rau, củ, quả và dụng cụ muối. Cần tạo môi trường lên men tốt: Cho đủ đường và muối, nhiệt độ từ 20 – 45 độ C. Trong quá trình muối và khi dưa chín cần đảm bảo vệ sinh để tránh sự xâm nhập của vi vi khuẩn gây thối dưa.

Tóm lại, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa muối và phải có chế độ ăn uống hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here