Bà bầu sử dụng điện thoại nhớ để xa 2 bộ phận này để tránh gây hại cho thai nhi 

0
560

Đặt điện thoại không đúng chỗ cũng có thể gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ. Hãy tìm hiểu về 2 bộ phận trên cơ thể mẹ bầu nên đặt điện thoại càng xa càng tốt dưới đây nhé!

2 bộ phận trên cơ thể bà bầu không nên đặt điện thoại quá gần

Không nên đặt điện thoại gần đầu

Nhiều người thường có thói quen để điện thoại gần đầu hoặc dưới gối khi ngủ và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Dù các nghiên cứu cho rằng bức xạ điện thoại không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe nhưng khi mẹ đang ngủ và điện thoại phát ra âm thanh, tiếng chuông báo thức lớn sẽ khiến mẹ giật mình tỉnh giấc và gây căng thẳng và ảnh hưởng đến thai nhi.

Mặt khác, khi để điện thoại quá gần sẽ rất thuận tiện cho mẹ bầu cầm lên và sử dụng thường xuyên. Thay vì cố gắng chìm vào giấc ngủ, mẹ bầu lại sử dụng điện thoại để xem phim hoặc lướt web nhiều giờ liền với suy nghĩ xem một lúc sẽ dễ ngủ. Tuy nhiên, thức khuya sẽ có hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến giấc ngủ, không tốt cho mẹ và bé.

Không nên đặt điện thoại gần đầu

Không nên đặt điện thoại gần bụng

Đối với thai nhi từ 4 tháng tuổi đã có thể cảm nhận được âm thanh, ánh sáng từ môi trường bên ngoài bụng mẹ. Nếu mẹ sử dụng điện thoại và âm thanh ở quá gần bụng thì bé cũng có thể nghe thấy.

Điều này xảy ra trong thời gian ngắn thì không có vấn đề gì, tuy nhiên việc sử dụng điện thoại quá gần bụng, nghe hết âm thanh này đến âm thanh khác có thể khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của em bé trong bụng mẹ.

Không nên đặt điện thoại gần bụng

Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng điện thoại di động

Khi sử dụng điện thoại di động để làm việc hoặc giải trí, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Không chơi điện thoại trong thời gian dài vì dễ gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể do giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
  • Tư thế khi chơi điện thoại phải đúng: Nếu giữ tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi cúi đầu sử dụng điện thoại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể mẹ bầu, dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
  • Thay đổi cảm xúc đột ngột vì xem điện thoại là điều thường gặp, điều này gây nghiện và biến động cảm xúc nhanh chóng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.
Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng điện thoại di động

Trên đây là thông tin về 2 bộ phận bà bầu không nên đặt điện thoại quá gần để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here