Khi mang thai, các phụ nữ thường có nhiều lo lắng về sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Một trong những vấn đề thường gặp là nhịp tim nhanh.
Nhịp tim nhanh trong thai kỳ rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Mặc dù không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng mẹ bầu vẫn cần hiểu rõ về nhịp tim nhanh để có thể xử lý kịp thời và tránh các tác động tiêu cực đến thai nhi.
1. Nhịp tim nhanh khi mang thai
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến nhịp tim tăng từ 15 đến 20 nhịp mỗi phút.
Tim đập nhanh giúp máu người mẹ lưu thông liên tục, cung cấp lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi từ bên trong và giúp thai nhi lớn lên, phát triển. Khi em bé lớn lên, lượng máu cơ thể bạn cần có thể cao hơn nhiều so với khi bạn mới mang thai.
Khi mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba, tim hoạt động mạnh nhất khoảng 20% lượng máu của cơ thể dồn về tử cung. Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên, tim phải bơm nhanh hơn để di chuyển máu. Nhịp tim của mẹ bầu sẽ tiếp tục tăng khoảng 10-20 nhịp/phút để đảm bảo thai nhi nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng, khó thở, khó chịu mỗi khi tim đập nhanh.
2. Các triệu chứng của nhịp tim nhanh khi mang thai
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh khi mang thai thường gặp như:
- Tim đập nhanh hơn so với bình thường
- Cảm giác tim đập mạnh
- Khó thở hoặc cảm giác ngực bị ép
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Hoa mắt
3. Chẩn đoán nhịp tim nhanh khi mang thai
Để chẩn đoán nhịp tim nhanh khi mang thai, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu các xét nghiệm như:
- Đo lường huyết áp
- Xét nghiệm máu để kiểm tra trình trạng thiếu máu
- Siêu âm tim để xem xét chức năng tim và van tim
4. Điều trị nhịp tim nhanh khi mang thai
Trong nhiều trường hợp, nhịp tim nhanh khi mang thai chỉ là một triệu chứng tạm thời và không đòi hỏi bất kỳ điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh là do bệnh tim hoặc các vấn đề khác, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Ngoài ra, bạn có thể thử một số cách tự giảm nhịp tim như:
- Thay đổi tư thế: Nếu bạn đang nằm, hãy đứng dậy và đi lại hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ để giúp giảm nhịp tim.
- Thư giãn: Thực hành các kỹ thuật thở, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và giảm nhịp tim.
- Tránh các chất kích thích: Các chất kích thích như caffeine, rượu bia khi mang thai có thể gây ra nhịp tim nhanh.