Bà bầu ăn chôm chôm được không? 6 lợi ích không ngờ từ chôm chôm cho mẹ bầu

0
551

Khi nhắc đến các loại trái cây tốt cho bà bầu mọi người thường nghĩ tới chuối, dưa hấu, táo, đu đủ… hiếm khi đề cập đến chôm chôm. Vậy bà bầu ăn chôm chôm có tốt không? 

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất. Trong 100g chôm chôm có đến 1,3 – 2g chất xơ. Bên cạnh đó, đây còn là loại trái cây có thể cung cấp lượng lớn vitamin C cho bà bầu, giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt tốt hơn.

Chưa kể, chôm chôm cũng chứa nhiều đồng và các loại khoáng chất khác như: kali, phốt pho, mangan, sắt, kẽm,… Ăn 100g chôm chôm sẽ đáp ứng được đến 20% nhu cầu đồng hàng ngày và 2 – 6% các chất dinh dưỡng khác.

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Mang thai 3 tháng đầu có ăn chôm chôm được không, bà bầu có ăn chôm chôm được không… đây là những câu hỏi rất phổ biến. Nguyên nhân là do có một số lời truyền miệng cho rằng bà bầu không được khuyến khích ăn chôm chôm. Loại quả này có vị ngọt này có thể gây sảy thai trong những tuần đầu tiên vì bà bầu ăn vào sẽ dễ bị “bốc hỏa” ảnh hưởng đến thai nhi. 

Ngoài ra, ăn chôm chôm khi mang thai còn được cho là có thể khiến bà bầu gặp khó khăn khi chuyển dạ, thậm chí là chặn đường ra của trẻ khi sinh theo ngả âm đạo. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh những quan niệm này là đúng.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn chôm chôm. Khi thưởng thức với số lượng vừa phải, loại quả này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại nào.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn chôm chôm.

Những lợi ích của chôm chôm đối với bà bầu

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chôm chôm là loại thực phẩm giàu chất xơ nên có khả năng nhuận tràng rất tốt. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ khi mang thai.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, ăn chôm chôm đúng cách sẽ bổ sung kẽm, đồng và nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch tối ưu.

Phòng chống thiếu máu

Lượng sắt trong chôm chôm có khả năng kiểm soát nồng độ hemoglobin trong máu, bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể mẹ bầu. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi hiệu quả.

Kiểm soát huyết áp

Thành phần dinh dưỡng trong chôm chôm còn giúp kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, mẹ bầu ăn chôm chôm có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, giảm phù nề khi mang thai hiệu quả.

Tốt cho da và tóc

Chôm chôm rất giàu vitamin E. Do đó, mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da và tóc khi mang thai như: mụn trứng cá, ngăn ngừa rạn da, thiếu sức sống và chống lão hóa da hiệu quả.

Giảm chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng ốm nghén

Chôm chôm có vị ngọt, chua nhẹ nên rất thích hợp cho mẹ bầu đang bị ốm nghén. Không chỉ vậy, ăn chôm chôm còn giúp mẹ bầu giảm chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn chôm chôm

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau khi ăn chôm chôm:

  • Rửa sạch, ngâm chôm chôm trong nước muối pha loãng trước khi ăn. Đồng thời, mẹ bầu cần tránh dùng miệng lột vỏ chôm chôm để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
  • Không nên ăn chôm chôm quá chín vì chúng thường chứa hàm lượng cồn cao, không an toàn cho mẹ và bé.
  • Bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn chôm chôm vì hàm lượng đường trong chôm chôm chín khá cao có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột ngột, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn chôm chôm vừa phải và hợp lý.

Nguồn: Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here