9 loại rau gây mất sữa phụ nữ đang cho con bú cần tránh

0
2144

Đối với phụ nữ sau sinh, rau xanh là thực phẩm cung cấp chất xơ, nhuận tràng, đẹp dáng, đẹp da và lợi sữa. Tuy nhiên, một số loại rau có thể làm giảm nguồn sữa mẹ trong quá trình cho con bú. Vậy các mẹ đang cho con bú không nên ăn rau gì? 

Bạc hà

Bạc hà có vị cay, tính hàn nên thường được dùng làm gia vị hoặc thêm vào các loại nước giải khát mùa hè như trà bạc hà. 

Đối với các mẹ đang cho con bú, khi ăn bạc hà sẽ khiến mùi vị sữa thay đổi, khiến trẻ bú vào không tốt. Nếu sử dụng bạc hà trong thời gian dài, hoặc quá mức có thể khiến lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.

Đối với các mẹ đang cho con bú, khi ăn bạc hà sẽ khiến mùi vị sữa thay đổi, khiến trẻ bú vào không tốt.

Mùi tây

Mùi tây chứa lượng lớn tinh dầu, vị thơm cay đặc trưng nên thường được dùng để ăn sống hoặc trang trí món ăn. Với các mẹ đang cho con bú, ăn rau mùi tây có thể làm sữa mẹ có mùi lạ khiến bé chán bú hoặc bỏ bú.

Tỏi và hành

Tỏi và hành là 2 loại củ nếu hấp thụ sẽ đi qua sữa mẹ, khiến sữa có mùi nồng không phù hợp khẩu vị của trẻ sơ sinh. Khi trẻ không chịu bú mẹ, dần dần tuyến sữa tự động điều chỉnh tiết ra lượng sữa ít hơn hẳn.

Hạt tiêu và ớt

Hạt tiêu và ớt đều có tính nóng, vị cay mang đến hương vị đặc sắc cho nhiều món ăn, tuy nhiên các mẹ đang cho con bú cần tránh dùng gia vị này.

Do tính nóng của hạt tiêu và ớt có thể tác động đến nguồn sữa, khiến bé bú vào bị khó chịu, táo bón, nóng trong,  mẩn ngứa, dễ đầy hơi, đau bụng… Không chỉ vậy chúng còn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của bầu ngực, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Bắp cải

Theo Đông Y, bắp cải có tính hàn, có tác dụng làm mát phổi, giải độc, thanh nhiệt cơ thể… Tuy nhiên chính vì lý do này nên nhiều mẹ sử dụng dễ bị lạnh bụng, đau bụng và gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình cho con bú.

Ngoài ra theo dân gian, bắp cải còn được dùng để đắp lên ngực khi bị tắc tia sữa, giúp thông tắc tuyến sữa, giảm đau, căng tức vú. Tuy nhiên, theo khuyến cáo sản phụ chỉ nên đắp lá bắp cải 1-2 lần/ngày, không nên lạm dụng nhiều hơn vì có thể làm giảm lượng sữa của mẹ.

Nhiều mẹ sử dụng bắp cải dễ bị lạnh bụng, đau bụng và gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình cho con bú.

Rau đắng

Tương tự như actiso, rau má, khổ qua…., rau đắng vốn có tính mát và lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, chữa trị nhiều bệnh lý cho cơ thể. Do có đặc tính này nên nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều rau đắng. 

Phụ nữ sau sinh nếu thường ăn đồ lạnh có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề như dễ đau bụng, tiêu chảy,… gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú và cũng khiến trẻ dễ đau bụng, khó tiêu.

Măng

Măng là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, kể cả với những người bình thường hay các mẹ sau sinh. Trong măng chứa một lượng độc tố HCN khá lớn có thể gây giảm tiết sữa ở những phụ nữ đang cho con bú. Do đó, nếu bạn đang có ý định dùng măng trong khẩu phần ăn hàng ngày, hãy điều chỉnh lại liều lượng nhỏ hoặc tốt nhất là đợi cho đến khi con cai sữa.

Rau răm

Rau răm có tính ấm, có tác dụng điều kinh, bổ huyết, giảm đau bụng, rong kinh nên phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng khi đã hết sản dịch. Cũng giống như bạc hà, rau mùi, rau răm có thể gây mất sữa nếu ăn thường xuyên hoặc ăn với lượng nhiều, do vậy các mẹ nên hạn chế ăn loại rau này.

Cần tây

Cần tây thường được dùng với các món xào, nhất là với thịt bò mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên cần tây có thể gây giảm khả năng tiết sữa ở một số người.

Lá lốt

Cuối cùng, lá lốt là thực phẩm cần tuyệt đối kiêng cữ khi đang cho con bú. Nhiều mẹ khi muốn cai sữa cho con chỉ cần uống nước lá lốt hàng ngày là sữa tự ngừng mà không bị đau nhức hay khó chịu. Do vậy sau sinh các mẹ nên tránh những món ăn được chế biến với lá lốt.

Trong thời kỳ sau sinh và cho con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, dinh dưỡng tốt giúp mẹ có đủ sữa cho con ăn. Vì vậy, mẹ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với tập luyện, nghỉ ngơi khoa học và tâm lý thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh một số thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và quá trình tiết sữa để đảm bảo đủ sữa cho bé.

Nguồn: Vinmec

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here