Canxi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người, tuy nhiên việc thiếu hoặc thừa canxi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu ngay 6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa canxi và cách phòng ngừa kịp thời qua bài viết dưới đây!
Tác hại khi thừa canxi
Thông thường, nếu bạn tiêu thụ thực phẩm với chế độ ăn uống cân bằng sẽ không bị thừa canxi, nhưng nếu đang dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi quá liều sẽ có nguy cơ bị dư thừa canxi.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ thừa canxi sẽ có nguy cơ thấp còi cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do lượng canxi dư thừa trong máu sẽ vào xương nhiều hơn khiến các đầu xương bị cốt hóa sớm, ảnh hưởng đến xương và hạn chế sự phát triển chiều cao. Đồng thời, lượng canxi dư thừa cũng làm xương khớp yếu đi.
Ngoài ra, nếu thừa canxi, bạn sẽ dễ bị tăng canxi máu hơn bình thường. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhu cầu canxi khuyến nghị hàng ngày cho trẻ 1-2 tuổi là 400 mg/ngày, 10-18 tuổi là 1000 mg/ngày, người trưởng thành cần 800 mg/ngày.
6 dấu hiệu nhận biết cơ thể dư thừa canxi
Tùy thể trạng, nguyên nhân mà các biểu hiện thừa canxi trong cơ thể có thể khác nhau. Bạn có thể gặp 6 triệu chứng sau nếu cơ thể dư thừa canxi:
Táo bón: Lượng canxi dư thừa mà cơ thể không hấp thụ hết sẽ kết hợp với chất xơ khiến canxi kết tủa để đào thải. Tuy nhiên, canxi có đặc tính hút nước cao nên khi đến ruột non thì phân ngày càng cứng hơn, gây táo bón.
Đi tiểu nhiều, nước tiểu có máu: Lượng canxi dư thừa sẽ khiến thận của bạn phải làm việc nhiều hơn bình thường và gây khát nước, đi tiểu nhiều. Một số người thậm chí còn có cảm giác tiểu rắt, tiểu ra máu.
Đau xương và các cơ: Thừa canxi dễ dẫn đến các biến chứng như vôi hóa xương, khiến xương yếu hơn và dễ gãy hơn. Đồng thời, các cơ trong cơ thể dễ bị chuột rút, co cơ, đau nhức.
Thường xuyên mệt mỏi và mất tập trung: Lượng canxi trong máu tăng cao cản trở hoạt động bình thường của não, khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và tệ hơn là trở nên trầm cảm.
Rối loạn nhịp tim: Khi nồng độ canxi trong máu tăng cao đột ngột dễ gây rối loạn nhịp tim, cơ thể tiết ra nhiều hormone khác gây ra cơn đau tim.
Biếng ăn: Cả trẻ em và người lớn đều có thể biếng ăn nếu bổ sung quá nhiều canxi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Về lâu dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, suy dinh dưỡng.
Cách phòng ngừa cơ thể dư thừa canxi
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng dư thừa canxi là bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng để bổ sung canxi, vì chế độ ăn hàng ngày của bạn đã cung cấp đủ dưỡng chất mà cơ thể cần. Vì vậy, trước khi muốn bổ sung bất cứ thứ gì, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia.
Trên đây là những thông tin cần thiết về vấn đề thừa canxi mà một số người thường gặp phải, với 6 triệu chứng có thể giúp bạn phát hiện tình trạng thừa canxi để điều trị kịp thời.