Tự kỷ ở trẻ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, làm ảnh hưởng đến việc học tập và giao tiếp của trẻ. Vậy, làm thế nào để nhận biết tự kỷ ở trẻ?
Tự kỷ ở trẻ là gì?
Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh và hành vi phức tạp, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ cổ điển hay tự kỷ từ bé đây là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Nguyên nhân bị tự kỷ ở trẻ
Chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây ra tự kỷ. Dù rằng có nhiều giả thuyết cho rằng gen là yếu tố có liên quan đến tự kỷ nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu chứng minh được tự kỷ là khuyết tật di truyền.
Các yếu tố nguy cơ như môi trường, virus, chất hóa học độc hại khi mang thai dù được xem là yếu tố nguyên nhân nhưng vẫn chưa thuyết phục. Hiện nay nhiều bằng chứng cho thấy tự kỷ do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau tạo thành.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ ở trẻ
Theo nghiên cứu của NIH (Sức khỏe Tâm thần Mỹ), phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ (thông thường), rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.
Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ.
Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp.
16 tháng chưa nói từ đơn.
Khi 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.
Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Trẻ tự kỷ sẽ biết đọc sớm
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy vui mừng khi con mới được 2 tuổi nhưng đã biết đọc được tất cả bảng chữ cái, bài báo, sách vở. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu báo động trẻ có thể gặp hội chứng tự kỷ. Cho đến khi lớn dần, trẻ bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng và thường khó có thể hòa nhập cùng các bạn nếu cha mẹ không nhận ra dấu hiệu này ngay từ khi còn sớm.
Trẻ tự kỷ đi nhón chân
Tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân không phải quá hiếm gặp. Đối với trường hợp này, bé có thể gặp một số khó khăn trong việc giao tiếp cũng như tương tác với người khác.
Trẻ tự kỷ rất khó ngủ
Trẻ tự kỷ thường khó ngủ, ngủ không yên giấc. Rối loạn giấc ngủ kéo dài ở trẻ tự kỷ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trẻ tự kỷ hay la hét
Trẻ tự kỷ hay la hét, dễ bị kích động, thường xuyên cáu gắt và nặng hơn đó là tự hành hạ bản thân. Khi trẻ tự kỷ không thích hoặc không vừa ý, trẻ thường bộc lộ sự mong muốn được quan tâm chú ý bằng cách la hét, ăn vạ.
Trẻ tự kỷ rất ghét sự thay đổi
Trẻ sẽ giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc….
Hiện nay, ở Việt nam đã có một số trẻ tự kỷ mức độ nhẹ – trung bình sau khi học ở các trung tâm đã ra học hòa nhập được ở các trường phổ thông. Những trẻ tự kỷ chức năng cao hoặc hội chứng Asperger vẫn đi học hòa nhập bình thường được. Những trẻ có ngôn ngữ giao tiếp và có trí tuệ sau này lớn lên có thể sống tự lập, có việc làm phù hợp với năng lực, tuy nhiên vẫn thường sống khép kín. Nhiều người tự kỷ nặng sống phụ thuộc vào gia đình. Có khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình có thể không nói được hoặc chỉ nói được rất ít ở tuổi trưởng thành,…
Tiên lượng tốt nếu trẻ có trí tuệ cao, ngôn ngữ có chức năng, ít có những triệu chứng hành vi kỳ lạ và được can thiệp sớm. Khi lớn lên một số dấu hiệu tự kỷ có thể thay đổi, một số người có hành vi tự gây thương tích, ám ảnh, lo âu sợ hãi.