Bảng Theo Dõi Cân Nặng Và Chiều Dài Của Trẻ Sơ Sinh Theo Chuẩn WHO

0
6517

Việc theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là một việc làm cần thiết để bố mẹ có thể biết được con yêu đang có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc nuôi nấng, chăm sóc bé đã hợp lý và hiệu quả hay chưa? Hôm nay, 333mama sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về sự phát triển của trẻ sơ sinh để bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi và đối chiếu với tình trạng sức khỏe của con hơn.

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi

Thời điểm này, con vẫn còn rất nhỏ và nhạy cảm. Thường thì sau khi sinh, trẻ sẽ giảm một vài cân do cơ thể lúc này chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng quá nhé. Sau khi sinh từ 10 – 12 ngày thì bé sẽ lấy lại được cân nặng và phát triển dần theo từng tháng. Trong tháng đầu tiên này, con chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc sữa pha. Khi trẻ có những dấu hiệu dị ứng với sữa thì hãy gặp ngay bác sĩ để có được những tư vấn hiệu quả.

Trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi

Vào thời gian này, mỗi tuần bé sẽ tăng 2.5cm và cân nặng cũng tăng khoảng từ 150g – 200g. Bé sẽ tăng cân đều đặn hơn nếu mẹ thường xuyên cho bé bú sữa. Trong trường hợp cân nặng của bé đột nhiên chững lại, hãy kiểm tra lượng sữa mẹ cho bé bú mỗi ngày bằng cách bơm sữa mẹ vào bình và cho bé bú. Việc này giúp bố mẹ biết được liệu bé có gặp vấn đề gì khi bú sữa mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa cho trẻ hay không. Nếu đã làm nhiều cách nhưng con vẫn không tăng cân, các mẹ hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hiệu quả nhất.

Trẻ chỉ được ăn dặm khi đạt ít nhất 4 tháng tuổi, việc ăn dặm quá sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Chính vì thế, các mẹ đừng thấy cân nặng của con lúc này quá thấp mà quyết định cho con ăn dặm.

Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi

Trong tháng thứ 3, bé sẽ chỉ tăng khoảng 0.5kg và cứ thế cho đến tháng thứ 7. Từ tháng thứ 4 là giai đoạn bé có thể ăn dặm. Khi tập cho con ăn dặm, các mẹ nên bắt đầu từ cháo loãng và chỉ cho bé ăn với một lượng ít. Khi con đã dần quen với việc ăn dặm thì mẹ nên tăng độ đặc và số lượng lên. Các mẹ cũng đừng quên cho bé uống sữa mẹ bên cạnh việc ăn dặm nhé. Đặc biệt, khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng ăn dặm thì cũng đừng nên ép buộc con.

Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

Vào thàng thứ 5 hoặc 6, cân nặng của con sẽ tăng gấp đôi so với lúc mới sinh ra. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, chiều cao của con sẽ tăng thêm 1.5cm mỗi tháng, đồng thời cân nặng mỗi tuần sẽ tăng từ 100 – 150 gram.

Từ tháng thứ 6 trở đi, các mẹ có thể giảm đi lượng sữa cho bé bú và tăng cường việc cho bé ăn dặm cùng rau củ, trái cây và có thể bổ sung thêm các loại thịt xay nhuyễn. Các mẹ hãy nhớ theo dõi phản ứng của con xem có thích những món ăn dặm đó hay không để còn linh hoạt thay đổi thực đơn của trẻ.

Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian này, con sẽ tăng đều đặn 900 gram mỗi tháng. Nếu những tháng này con vẫn không tăng cân hoặc tăng cân rất ít thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được cho lời khuyên nhé. Từ tháng này, con đã có thể tiêu hóa dễ dàng các loại đồ ăn đặc và sệt hơn so với thời gian trước. Vì thế, các mẹ có thể thay đổi đa dạng các loại thức ăn cho con, đặc biệt là thịt và cá.

Trẻ từ 9 đến 10 tháng tuổi

Để có thể duy trì cân nặng của con, các mẹ hãy bổ sung vào thực đơn của trẻ một số món ăn vặt như trứng trộn, rau củ luộc và xắt nhỏ. Khi con ăn dặm tốt thì con sẽ tăng cân đều đặn hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho con uống thêm các loại ngũ cốc hoặc trái cây, rau củ chín mềm xắt nhỏ.

Trẻ từ 11 tháng tuổi trở lên

Lúc này con đã có thể tập dần các hoạt động như lật người, tập bò, tập đứng rồi chập chững những bước đi đầu tiên trong đời. Trong thời gian này, con cũng ăn mạnh hơn và không còn đòi bú sữa mẹ nữa. Cân nặng của con cũng tăng gấp 1 lần so với khi mới sinh. Mẹ nên tăng cường thêm khẩu phần ăn bằng những loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu đạm và chất xơ,… để con phát triển tốt.

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO. Bố mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp với bé.

Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng dành cho bé gái

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3.2kg – 49.1cm 2.4kg – 45.4cm 4.2kg
1 tháng 4.2kg – 53.7cm 3.2kg – 49.8cm 5.5kg
3 tháng 5.8kg – 57.1cm 4.5kg – 55.6cm 7.5kg
6 tháng 7.3kg – 65.7cm 5.7kg – 61.2cm 9.3kg
12 tháng 8.9kg – 74cm 7kg – 68.9cm 11.5kg
18 tháng 10.2kg – 80.7cm 8.1kg – 74.9cm 13.2kg
2 tuổi 11.5kg – 86.4cm 9kg – 80cm 14.8kg
3 tuổi 13.9kg – 95.1cm 10.8kg – 87.4cm 18.1kg
4 tuổi 16.1kg – 102.7cm 12.3kg – 94.1cm 21.5kg
5 tuổi 18.2kg – 109.4cm 13.7kg – 99.9cm 24.9kg

Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng dành cho bé trai

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3.3kg – 49.9cm 2.4kg – 46.1cm 4.4kg
1 tháng 4.5kg – 54.7cm 3.4kg – 50.8cm 5.8kg
3 tháng 6.4kg – 58.4cm 5kg – 57.3cm 8kg
6 tháng 7.9kg – 67.6cm 6.4kg – 63.3cm 9.8kg
12 tháng 9.6kg – 75.7cm 7.7kg – 71cm 12kg
18 tháng 10.9kg – 82.3cm 8.8kg – 76.9cm 13.7kg
2 tuổi 12.2kg – 87.8cm 9.7kg – 81.7cm 15.3kg
3 tuổi 14.3kg – 96.1cm 11.3kg – 88.7cm 18.3kg
4 tuổi 16.3kg – 103.3cm 12.7kg – 94.9cm 21.2kg
5 tuổi 18.3kg – 110cm 14.1kg – 100.7cm 24.2kg

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here