Bà bầu ăn lá lốt được không?

0
492

Lá lốt là loại rau mùi phổ biến, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Nhưng bà bầu có ăn lá lốt được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng BabaMaa tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Lá lốt là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100gr lá lốt chứa 39 kcal, 4,3gr protein, 4,1mg sắt, 2,5gr chất xơ, 980mg photpho, 86,5gr nước, 260 mg canxi và 34 mg vitamin C.

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Bà bầu ăn lá lốt được không?

Theo Đông Y, mẹ bầu có thể ăn được lá lốt. Loại thực vật này có thể làm giảm các triệu chứng như ốm nghén, cải thiện hệ tiêu hóa giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Lá lốt còn có chỉ số GI thấp tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên sau khi sinh, bà bầu không nên ăn lá lốt vì nó sẽ ngăn cản việc hình thành sữa, tắc tuyến sữa ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Bà bầu ăn lá lốt được không?

Lợi ích khi bà bầu ăn lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có thể mang lại những lợi ích như sau:

Giảm tình trạng táo bón: Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bị táo bón do bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể bổ sung lá lốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Hạn chế nguy cơ chảy máu chân răng: Mẹ bầu bị chảy máu chân răng có thể ăn lá lốt để khắc phục tình trạng này.

Bà bầu ăn lá lốt tốt cho hệ tiêu hóa: Với tính ấm, hơi nồng của lá lốt, nó có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu thường gặp ở các mẹ bầu.

Chữa ho: Lá lốt được xem là bài thuốc trị ho rất hiệu quả. Để hạn chế dùng thuốc khi mang thai, mẹ bầu có thể dùng lá lốt thay thế để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Giảm các cơn đau ở đầu và chân tay: Các thành phần trong lá lốt có thể giúp mẹ bầu giảm đi các cơn đau nhức ở chân tay và đầu.

Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa: Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ ra nhiều khí hư gây ngứa và có thể viêm nhiễm âm đạo. Mẹ bầu có thể nấu nước lá lốt và rửa vùng kín để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Trị mụn, tàn nhang, nám da: Một số hoạt chất trong lá lốt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, thông thoáng lỗ chân lông.

Loại bỏ các tế bào da chết: Nhờ hoạt chất alcaloid trong lá lốt giúp kháng khuẩn và giúp da sáng mịn, ngăn ngừa tình trạng nám sạm da hay gặp ở mẹ bầu.

Qua đây có thể thấy, lá lốt không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, nhớ ăn lá lốt một cách hợp lý và không tiêu thụ quá nhiều.

Nguồn: Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here