5 thói quen phổ biến gây béo bụng, mỡ nội tạng

0
7

Béo bụng và mỡ nội tạng không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 5 thói quen phổ biến gây béo bụng, mỡ nội tạng nhiều người mắc phải.

5 thói quen phổ biến gây béo bụng, mỡ nội tạng

Những thói quen trong lối sống hàng ngày gây tích mỡ bụng và mỡ nội tạng:

Ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và đồ ăn nhanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tích tụ mỡ bụng và mỡ nội tạng. Các loại thực phẩm này thường có hàm lượng calo cao, thiếu chất xơ và dưỡng chất thiết yếu.

Khi cơ thể nạp quá nhiều calo có thể làm tăng quá trình chuyển hóa chất béo, khiến phần năng lượng dư thừa dễ tích trữ thành mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng. Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ insulin và  từ đó thúc đẩy việc tích mỡ bụng.

Ngoài ra, ăn khuya hay ăn quá nhiều vào buổi tối dễ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa. Quá trình chuyển hóa chậm lại vào ban đêm nên ăn đêm nhiều khiến lượng calo được đốt cháy giảm và chuyển hóa thành mỡ. Chưa kể, việc ăn muộn còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn vào ngày hôm sau, tạo ra một vòng khiến cơ thể ngày càng tích mỡ.

Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và đồ ăn nhanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tích tụ mỡ bụng và mỡ nội tạng.

Ít vận động

Lối sống ít vận động, điển hình là làm việc văn phòng ngồi nhiều, khiến cơ thể ít tiêu hao calo nạp vào, lượng calo dư thừa sẽ tích thành mỡ nội tạng và mỡ bụng. Bên cạnh đó, việc vận động ít còn làm chậm quá trình trao đổi chất, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

Stress

Tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, kích thích cảm giác thèm ăn và làm tăng việc tích trữ mỡ thừa. Mỡ tích tụ dưới tác động của cortisol tập trung nhiều ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường.

Tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, kích thích cảm giác thèm ăn và làm tăng việc tích trữ mỡ thừa

Thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm giác thèm ăn thông qua các hormone như ghrelin và leptin. Khi thiếu ngủ sẽ làm tăng mức ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói) và giảm leptin (hormone ức chế thèm ăn), khiến bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Người ngủ không đủ thường có xu hướng nạp thực phẩm giàu calo và ít dinh dưỡng, dẫn đến việc tích mỡ bụng và mỡ nội tạng.

Uống nhiều rượu bia

Rượu bia là nguồn calo rỗng, nghĩa là cung cấp năng lượng nhưng không có dinh dưỡng. Chúng còn làm chậm quá trình trao đổi chất và tăng khả năng tích tụ mỡ bụng, mỡ tạng, thường gọi là “bụng bia”. 

Việc tích mỡ nội tạng và mỡ nội bụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu bạn có những thói quen trên, hãy thay đổi để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nguồn: VnExpress

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here