Danh mục dự án
Khi thêm rau vào thực đơn ăn dặm cho trẻ, có một số sai lầm phổ biến mà mẹ nên tránh để bảo đảm an toàn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là một số sai lầm các mẹ thường gặp nhất:
Bắt đầu ăn dặm quá sớm
Việc bắt đầu cho trẻ ăn rau củ nên thực hiện sau khi bé đã hoàn thành giai đoạn ăn dặm sơ cấp và có khả năng tiêu hóa tốt hơn, thường là từ 6 tháng tuổi trở đi. Ở giai đoạn này, trẻ đã quen với việc ăn dặm và hệ tiêu hóa cũng đã phát triển đủ để tiếp nhận các loại thực phẩm đa dạng hơn.
Bỏ qua giai đoạn ăn dặm sơ cấp
Trước khi bổ sung rau vào thực đơn ăn dặm, bé nên được làm quen với các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột ăn dặm. Giai đoạn ăn dặm sơ cấp này rất quan trọng, giúp bé quen với cảm giác ăn các loại thực phẩm mới và phát triển khả năng tiêu hóa.
Rau nấu chín để qua đêm
Các loại rau, đặc biệt là rau xanh lá thường chứa hàm lượng nitrit tương đối cao. Nếu cho trẻ ăn các loại rau này được nấu chín và để qua đêm có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
Rau chế biến sai cách
Khi nấu rau cho bé, hãy nấu chín hoàn toàn để đảm bảo chúng dễ tiêu hóa và không gây nguy hiểm. Tránh sử dụng gia vị hoặc các chất bảo quản không cần thiết.
Rau nhiều chất xơ
Do khả năng tiêu hóa ở đường tiêu hóa của trẻ khá yếu, trẻ ăn thức ăn có nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, có thể gây khó tiêu…
Nước ép rau củ
Nước ép rau củ tươi không thích hợp cho trẻ ăn dặm vì nó mất đi nhiều vitamin và có thể tồn dư thuốc trừ sâu.
Ăn quá nhiều rau
Khi bổ sung rau vào thực đơn ăn dặm, nên cho trẻ ăn một ít rau. Trẻ cũng cần ăn một số thức ăn khác như cơm hoặc thịt, không nên cho ăn quá nhiều rau.
Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam