5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu cần chú ý

0
668

Rạn da là vấn đề mà bà bầu thường gặp phải khi mang thai. Mặc dù bà bầu có thể bị rạn da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng vết rạn da có xu hướng phát triển ở những vùng có nhiều mỡ và tăng kích thước nhanh chóng khi mang thai. Dưới đây là 5 vị trí dễ bị rạn da mà các mẹ bầu nên chú ý:

Các vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu cần chú ý

Vùng bụng

Vùng da quanh bụng thường bị căng và chịu nhiều áp lực nhất khi mang thai. Các vết rạn da quanh bụng thường xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ, một số bà bầu còn trẻ hoặc có cơ địa dễ bị rạn da có thể gặp tình trạng này ngay khi bụng bầu vào tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối, khi em bé bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, đây là vị trí mẹ bầu dễ bị rạn da nhất khi mang thai.

Các vết rạn da quanh bụng thường xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ.

Vùng ngực

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, ngực của mẹ bầu sẽ bắt đầu phát triển và tăng dần kích cỡ cho đến cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, mẹ bầu đôi khi cảm thấy ngứa ở vùng ngực do da bắt đầu căng giãn. Những vết rạn nhỏ có màu sáng hơn màu da cũng bắt đầu xuất hiện ở vùng da dưới bầu ngực, hai bên hoặc xung quanh bầu ngực.

Để phần nào ngăn ngừa tình trạng rạn da ngực khi mang thai, mẹ bầu nên chọn áo ngực vừa vặn, có độ co giãn, nâng đỡ tốt. Tránh mặc áo ngực quá rộng hoặc quá chật so với kích cỡ vòng một.

Đùi và chân

Đùi và chân cũng là những vị trí mẹ bầu dễ bị rạn da khi mang thai, đặc biệt là vùng da sau chân, mặt trong đùi và quanh đầu gối. Nếu mẹ bầu thuộc tuýp người dễ tích mỡ ở đùi và chân thì hãy tăng cường đi bộ và tập các bài tập nhẹ nhàng cho chân ngay từ những tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa rạn da.

Cánh tay

Vùng bên trong bắp tay, sát ngực là nơi thường tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể nên vết rạn da cũng có khả năng xuất hiện ở đây khi bạn mang thai. Tuy nhiên, vết rạn ở vùng này thường khó nhìn thấy và dễ dàng được che giấu bằng quần áo. 

Cách đơn giản nhất giúp mẹ bầu hạn chế rạn da ở bắp tay là thường xuyên vận động, sử dụng cơ tay để da được săn chắc và hạn chế tích tích mỡ.

Vùng mông và hai bên hông

Cơ thể mẹ bầu có xu hướng tích trữ thêm mỡ ở hông và mông khi mang thai để nâng đỡ em bé đang lớn dần trong bụng. Không chỉ vậy, vào các tháng cuối thai kỳ, các vùng da xung quanh bụng như hông và mông phải chịu thêm nhiều áp lực khi em bé đang phát triển nhanh chóng, buộc phải căng giãn để thích nghi với tình trạng bụng bầu bắt đầu to và nặng nề hơn.

Vùng mông và hai bên hông.

Vết rạn da ở hông và mông thường xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó chạy dọc sang bên còn lại. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì vết rạn ở vùng này thường mỏng và có màu sắc tương đối nhạt. Để giảm thiểu vết rạn da quanh mông và hông, mẹ bầu nên đi bộ mỗi ngày và tập các động tác yoga dành cho mẹ bầu để tăng sự dẻo dai và sức mạnh cho khu vực này.

Cách ngăn ngừa tình trạng rạn da ở mẹ bầu an toàn, hiệu quả

Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, vận động hợp lý, hạn chế tăng cân quá mức trong thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng các loại dầu chống rạn da chiết xuất từ thiên nhiên từ 3 tháng đầu thai kỳ cho đến sau khi sinh để dưỡng ẩm, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa rạn da xuất hiện ở những vùng da như bụng, mông, đùi, hai bên hông…

Các mẹ cũng có thể sử dụng các loại dầu chống rạn da chiết xuất từ thiên nhiên.

Trên đây là 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai và cách để có thể ngăn ngừa tình trạng này. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here