3 đối tượng dễ thiếu kẽm nhất, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn có nguy cơ cao

0
1117

Trẻ thiếu kẽm sẽ gây ra nhiều hậu quả, cha mẹ cần chú ý quan sát và cẩn trọng nếu con mình thuộc vào 3 đối tượng nguy cơ cao.

Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong những tháng đầu đời, trẻ nhỏ được khuyên chỉ nên bú sữa mẹ để có đủ nước và dinh dưỡng phát triển. Tuy nhiên, khi trẻ từ 7-12 tháng tuổi, nhu cầu kẽm của trẻ ngày càng tăng và nếu chỉ bú mẹ thì không thể đáp ứng đủ lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày.

Do đó, với trẻ từ 7-12 tháng tuổi, ngoài bú sữa mẹ ra thì có thể cho trẻ ăn dặm bằng những thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt heo, thịt gà, ngũ cốc,…

Với trẻ từ 7-12 tháng tuổi, ngoài bú sữa mẹ ra thì có thể cho trẻ ăn dặm

Trẻ bổ sung sắt lâu dài không đúng cách

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung một lượng lớn chất sắt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm. Tất nhiên, việc chỉ ăn thực phẩm bổ sung sắt sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ kẽm. Tuy nhiên, nếu bổ sung một lượng lớn chất sắt, chẳng hạn như tổng liều vượt quá 25 mg, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm.

Cha mẹ không nên mua thuốc bổ sung sắt cho trẻ khi chưa được phép. Nếu cần bổ sung sắt do thiếu máu thiếu sắt hoặc nguyên nhân khác, mẹ nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 

Trẻ kén ăn, ăn chay

Nếu trẻ không chịu ăn thịt, hải sản vì kén ăn hoặc cha mẹ ăn chay nên cho trẻ ăn chay theo, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng kẽm hấp thụ của trẻ. Ngoài ra, bữa ăn chay thường chứa nhiều ngũ cốc và đậu, phytate có trong những thành phần này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.

Dù từ góc độ sức khỏe tổng thể hay từ góc độ ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm, đừng để con bạn ăn chay khi còn quá nhỏ và đừng chiều theo sở thích kén ăn của con. Điều quan trọng là trẻ phải có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Trên đây là 3 đối tượng cha mẹ cần cảnh giác với tình trạng thiếu kẽm, nếu thấy nghi ngờ cần tới bệnh viện để kiểm tra cụ thể.

Nguồn: Phụ Nữ Số

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here