Khẩu Phần Ăn Dặm Của Trẻ Như Thế Nào Là Đủ?

0
6550

Khẩu phần ăn cho các bé như thế nào là đủ? Đây là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ, không biết trẻ cần bú bao nhiêu sữa, ăn dặm với bao nhiêu thức ăn, là đủ no, đủ dinh dưỡng. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin khoa học về khẩu phần ăn dặm dành cho trẻ nhỏ.

Khẩu phần ăn dặm của trẻ

Từ 6 tháng tuổi trở lên là trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm. Theo các chuyên gia y tế, trong thời gian này, mặc dù trẻ đã bắt dầu tập ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú thêm sữa. Bởi giai đoạn 4-6 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính. Cho bé ăn khoảng 3 muỗng thức ăn (1-2 lần mỗi ngày) bên cạnh sữa mẹ sẽ giúp bé làm quen dần với mùi vị thức ăn. Mẹ nên bắt đầu cho bé thử từng chút một rồi dần dần tăng khẩu phần của trẻ.

Khẩu phần có thể tăng lên khoảng 6-8 muỗng thức ăn/lần trong giai đoạn trẻ 6-12 tháng tuổi. Mỗi ngày mẹ có thể cho trẻ ăn 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Khi trẻ được 1 tuổi, tùy theo trọng lượng và thể tích dạ dày mà cân nhắc cho trẻ ăn lượng thực phẩm phù hợp.

Vậy, như thế nào là phù hợp? Theo các chuyên gia, mỗi kg cân nặng của bé cần khoảng 112 calo. Mỗi lần ăn thể tích dạ dày của bé chỉ có thể tiêu thụ khoảng 200gr thực phẩm. Cha mẹ có thể đọc thêm thông tin dinh dưỡng của từng loại thực phẩm hoặc nghe các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để chia khẩu phần ăn mỗi bữa cho trẻ phù hợp với cân nặng và dạ dày của con.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý trẻ em cũng cho rằng: trẻ em không bao giờ tự bỏ đói chính mình. Do vậy chúng sẽ biểu hiện ra bằng ngôn ngữ cơ thể, để cha mẹ biết chúng muốn ăn nữa hay không muốn ăn. Nếu như bạn thấy bé tỏ vẻ không muốn ăn, thì cũng đừng lo lắng, bởi rất có thể dạ dày của bé lúc này đã nạp đủ thức ăn rồi đó!

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Không phải đứa trẻ nào ở cùng một độ tuổi cũng có khẩu phần ăn giống nhau. Con của bạn có thể sẽ ăn ít hoặc nhiều hơn khẩu phần ăn của bé hàng xóm cùng tuổi. Điều này phụ thuộc vào thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng thực phẩm nạp vào cơ thể trẻ cũng như cách cha mẹ chế biến thức ăn.
  • Các bé thường có xu hướng ăn ít hơn bình thường khi bước vào giai đoạn mọc răng, do răng mọc khiến các bé khó chịu. Nhiều bé còn có triệu chứng sốt khi răng mọc. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, khi bé trở nên khỏe hơn tình trạng này sẽ dần biến mất.
  • Nếu như các bé đang mải mê với một trò chơi hấp dẫn, sẽ rất khó tập trung vào món ăn. Trong lúc này khi bạn muốn bé dừng lại để ăn, bé sẽ dễ cảm thấy khó chịu. Một mẹo nhỏ là bạn sẽ tạm giấu món đồ chơi đó đi và giúp trẻ tập trung vào đĩa thức ăn. Thức ăn được bày trí nhiều màu với tạo hình ngộ nghĩnh sẽ khiến trẻ bị thu hút hơn.
  • Cha mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ có tăng hay giảm cân, miễn là cân nặng hiện tại của trẻ vẫn nằm trong chuẩn cân nặng cho phép. Khi cân nặng nằm ngoài chuẩn cho phép, cha mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng cũng như một số tác động khác từ môi trường. Nên nghe thêm tư vấn của các chuyên gia để có một phương pháp chăm con khoa học nhất.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

Chăm sóc trẻ nhỏ không phải là một điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ ăn dặm, thời điểm làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ – cơ hội để cơ thể trẻ nạp thêm đa dạng các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Lựa chọn khẩu phần ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi và thể trạng của trẻ, là một cách nuôi con khoa học giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here