Danh mục dự án
Các bác sĩ đề nghị những người bị tăng axit uric máu và mắc bệnh gút nên tránh 4 loại nước sau đây.
Nước dùng cô đặc
Guan Yang, bác sĩ tại Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Nanfang thuộc Đại học Y miền Nam, nhắc nhở rằng nước dùng được nấu càng lâu thì hàm lượng nucleotide càng cao. Cuối cùng, loại nước dùng này sẽ chứa đầy purine, hay nói cách khác, nước dùng càng cô đặc thì nguy cơ mắc bệnh gút càng cao.
Rượu
Rượu vang không phải là loại nước có hàm lượng purine cao. Tuy nhiên, sau khi rượu vào cơ thể sẽ làm tăng sản xuất axit uric, tạo điều kiện cho các cơn gút tấn công.
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây, dù là tự nhiên hay công nghiệp đều chứa hàm lượng fructose cao. Trong khi đó, fructose vừa có thể làm tăng axit uric trong máu, vừa có thể làm giảm bài tiết axit uric. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng cho thấy uống đồ uống nhiều đường trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới.
Cà phê và trà đậm
Cà phê và trà đậm chứa lượng lớn caffeine, có thể kích thích các dây thần kinh sau khi vào cơ thể. Điều này sau đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút và cũng có thể gây ra cơn gút cấp tính.
Làm thế nào để tránh nguy cơ mắc bệnh gút?
Bác sĩ Huang Jianlin (Trưởng Khoa Thấp khớp & Miễn dịch học tại Bệnh viện Liên kết thứ sáu của Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc), cho biết “gốc rễ” của việc kiểm soát bệnh gút là kiểm soát mức độ đường huyết và tăng đào thải axit uric.
Cần duy trì thói quen sinh hoạt tốt, bao gồm thay đổi thói quen ăn uống và duy trì lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế uống rượu, giảm ăn thực phẩm giàu purin, giảm ăn đường fructose, tăng cường ăn rau tươi… cũng có tác dụng phòng bệnh. Mỗi ngày nên ăn từ 500g rau tươi trở lên, và ăn ngũ cốc có chỉ số đường huyết (GI) thấp.
Một khi bệnh gút tấn công sẽ mang lại những cơn đau vô cùng dữ dội, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nên chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh ngay hôm nay.