Giúp Bé Ăn Ngon Miệng Hơn Với 4 Công Thức Chế Biến Bột Ăn Dặm Siêu Dinh Dưỡng

0
6842

Với 4 công thức chế biến bột ăn dặm dưới đây, sẽ giúp cha mẹ xóa tan nỗi lo trẻ chán ăn, vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian lại siêu bổ dưỡng, giúp các con phát triển khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu đó là những công thức chế biến bột ăn dặm nào nhé!

Cháo thịt xay + rau ngót (rất thích hợp cho các bé trong giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi)

Cách chế biến:

  • Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò và băm nhuyễn
  • Thịt lợn đem xay nhuyễn, đựng trong 1 chiếc bát và đổ ít nước lạnh vào hòa tan
  • Bắc cháo lên bếp, đổ thịt heo vào và đun sôi. Khi sôi, đổ thêm rau ngót vào và nấu cho tới khi cháo thật sôi
  • Nêm nếm thêm một ít nước mắm sao cho vừa khẩu vị của bé, tắt bếp và cho vào nồi một chút dầu ăn

Giá trị dinh dưỡng và công dụng:

  • Giá trị dinh dưỡng : Rau ngót chứa nhiều vitamin C, sắt và canxi, kết hợp với thịt lợn rất giàu protein
  • Công dụng : Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài

Cháo thịt xay + rau ngót

Cháo cá hồi + rau cải

Cách chế biến:

  • Bạn có thể cắt cá hồi thành lát nhỏ và xào với hành củ hoặc hấp cách thủy miếng các hồi
  • Nhặt lấy phần lá non của rau cải ngọt, đem rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn
  • Bắc cháo lên bếp, khi cháo đã nhừ, bạn cho rau và cá vào, thêm gia vị cho vừa khẩu vị bé. Đun cho tới khi cháo sôi rồi tắt bếp

Giá trị dinh dưỡng và công dụng:

  • Giá trị dinh dưỡng : Cá hồi nổi tiếng là thực phẩm thuộc top đầu thực phẩm sinh dưỡng, với hàm lượng Omega-3 dồi dào nhất trong các loại cá, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin, canxi, sắt, axit amin… Kết hợp cùng rau cải ngọt – thực phẩm chứ nhiều vitamin K, C, A, giàu chất xơ, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
  • Công dụng : Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tốt cho não và tim mạch, trị ho, phong hàn, táo bón, ung thư ruột…

Cháo cá hồi + rau cải

Cháo cua biển + rau mồng tơi (Thích hợp cho các bé trên 9 tháng tuổi)

Cách chế biến:

  • Cua sau khi đã rửa sạch, cho vào nồi và hấp chín. Sau đó, lấy một phần thịt nạc của cua biển, xé nhỏ ra. Phần thịt còn lại có thể bảo quản ngăn đá hoặc làm ruốc cua cho bé ăn dần.
  • Cho phần thịt chua đã xé vào chảo dầu nóng rồi đảo đều, sau đó vớt thịt ra bát (để ráo dầu)
  • Rau mồng tơi nhặt lá, rửa sạch, thái thật nhỏ
  • Bắc cháo lên bếp, khi cháo đã nhừ, bạn cho rau và thịt cua vào, đun cho tới khi cháo sôi, rồi tắt bếp, sau đó cho vào cháo một chút dầu ăn
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thịt cua biển với bí đỏ, giúp trí não của bé phát triển. Khi cháo gần chín, bạn cho bí đỏ cắt nhỏ vào và nấu đến khi nhừ. Xào thịt cua với hành đã phi thơm, nêm một chút mắm cho vừa miệng rồi trộn với cháo bí đỏ chín, thêm chút dầu ăn vào, để cháo nguội bớt là có thể cho bé ăn.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng:

  • Giá trị dinh dưỡng : Thịt cua và rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A, C, B cùng các khoáng chất khác như canxi, sắt, kẽm, đồng… Đặc biệt, cua rất giàu chất đạm hòa tan, giúp cơ thể bé dễ hấp thu hơn.
  • Công dụng : Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống còi xương, giúp bé tăng cân

Cháo cua biển + rau mồng tơi

Bột tôm + rau dền (Phù hợp với bé từ 7 tháng tuổi trở lên)

Cách chế biến:

  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và chân và rửa sạch, băm nhuyễn
  • Rau dền băm nhuyễn
  • Đun sôi nước, cho rau và thịt tôm vào nấu chín. Cho bột gạo vào và khuấy đều cho tới khi bột chín dần.
  • Thêm gia vị và nêm nếm cho vừa khẩu vị của bé, tắt bếp và thêm chút dầu ăn vào bột
  • Ngoài ra bạn có thể kết hợp tôm và cà rốt. Bắc cháo lên bếp, nấu tới khi cháo gần chín thì cho cà rốt đã gọt vỏ, thái hạt lựu vào nấu đến khi nhừ. Tiếp theo, cho tôm vào nấu chín thêm khoảng 5 phút, nêm nếm chút gia vị cho vừa miệng, tắt bếp và thêm chút dầu ăn.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng:

  • Giá trị dinh dưỡng : Tôm rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D, kết hợp cùng rau dền – một loại thực phẩm giàu axit amin, sắt, phốt pho, vitamin E, kali, vitamin C và magi
  • Công dụng : Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, giúp xương chắc khỏe
Cháo tôm rau dền
Cháo tôm rau dền

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm:

Khẩu phần ăn của bé sẽ tăng dần dần từ ít đến nhiều, tùy theo thể trạng và độ tuổi của trẻ. Chế biến bột/ cháo ăn dặm cũng theo đó mà từ loãng đến đặc hơn. Trong thời kỳ ăn dặm này, đặc biệt là giai đoạn đầu, bạn nên chế biến cháo/ bột thật nhuyễn, đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt hơn và hạn chế tình trạng nôn, trớ. Bạn có thể kết hợp cháo cùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác như trứng, thịt, rau, củ, quả…

Cháo/ bột ăn dặm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh. Với 4 công thức trên, mẹ có thể kết hợp đa dạng, đan xen các bữa ăn trong tuần để trẻ không bị ngán.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here