Danh mục dự án
Theo Y học cổ truyền, mụn chủ yếu là do nhiệt huyết và nhiệt độc gây ra. Chế độ ăn uống không đúng cách, vệ sinh kém và các lý do khác có thể dẫn đến mụn nhọt. Điều quan trọng là phải lựa chọn những thực phẩm bổ mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Dưới đây là một số món ăn trị mụn từ rau củ quả:
Rau càng cua
Rau càng cua có vị ngọt, tính mát. Công dụng thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, lợi tiểu, hành ứ, chỉ thống… Trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn sưng tấy đỏ, mụn nhiệt huyết, huyết nhiệt mụn trứng cá…Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, ăn kèm với cua, cá.
Rau má
Rau má có vị đắng và tính hàn. Nó có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, dưỡng âm. Điều trị mụn nhọt da khô sần, chàm vẩy nến, rôm sảy, phong ngứa và các triệu chứng khác liên quan đến nhiệt. Mỗi ngày dùng 50 gam, nấu canh với thịt, cá, hoặc luộc, xay sinh tố uống.
Rau diếp
Rau diếp có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, nhuận tràng, lợi sữa… Trị chứng mụn nhọt, lở loét, vẩy nến, phụ nữ sau sinh tắc sữa. Hàng ngày dùng 80g, ăn sống, nhúng vào giấm, ăn canh, hoặc xay sinh tố.
Atiso
Atiso có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thông mật mát gan, lọc máu, giải độc… Có tác dụng trị mụn trứng cá, mụn nhọt, ngứa, chàm vẩy nến do huyết nhiệt gây ra. Dùng bông tươi nấu canh, thịt heo, thịt vịt hoặc làm đồ uống.
Đậu xanh
Đậu xanh: vị ngọt, tính mát, hơi tanh, có tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu phù, hạ khí, bồi bổ ngũ tạng. Dùng để nấu chè, nấu cháo, hầm, xay bột làm bánh ngọt.
Bí đao
Bí đao: vị ngọt, tính mát. Có tác dụng trị mụn nhọt, thanh phế mát vị, sinh tân, tiêu hoá đàm, lợi đại tiểu tiện, các triệu chứng liên quan đến huyết hư táo… Dùng nấu canh với thịt vịt, chân giò heo rất ngon.
Mã đề
Mã đề: vị ngọt, tính hàn, không độc, lợi tiểu, thanh phế, mát gan… Trị mụn nhọt do thấp nhiệt, thường kèm theo lở ngứa ở mông, đùi và hai chân chảy nước lâu lành. Dùng nấu canh với cá, thịt hoặc phơi khô nấu nước uống.